ballad

Hai thập kỷ trôi qua, liệu nhạc ballad có còn thống trị và có sức ảnh hưởng lớn nhất mọi thời đại?

Âm nhạc
Rate this post

Thập niên 2000 với sự bùng nổ của Internet đã làm thay đổi hoàn toàn nền âm nhạc thế giới. Có thể nói cuộc cách mạng khoa học không “buông tha” ảnh hưởng của nó lên bất cứ phương diện nào của văn hóa. Nhạc ballad vốn được biết tới như một vị vua đã có những thay đổi như thế nào trong gần 20 năm qua?

Nhạc ballad và hành trình hơn 8 thế kỷ gắn bó với lịch sử phát triển của loài người.

Nói đến ballad thì chắc chắn 100% người nghe nhạc trên thế giới đều đã từng thưởng thức qua thể loại âm nhạc này, nhưng mấy người dám vỗ ngực tự tin là mình trả lời đúng câu hỏi “nhạc ballad là gì”? Thực tế thì các nghiên cứu đã nói rằng dòng nhạc này xuất phát vào khoảng thế kỷ thứ XIII ở Tây Âu, nhiều người lại cho rằng nó có bề dày lịch sử dài hơn thế. Từ cái thời mà loài người còn chìm đắm trong những câu chuyện sử thi oai hùng, nhạc ballad đã chễm chệ có mặt rồi. Dù sao thì đây vẫn là một vấn đề mà thế giới vẫn đang tiếp tục tranh cãi. Nhưng có một điều ai ai cũng phải khẳng định, ballad từng là dòng nhạc lâu đời và có sức ảnh hưởng lớn nhất mọi thời đại.

ballads-song

Nhìn chung, nhạc ballad theo nghĩa phổ biến và dễ hiểu nhất là những giai điệu du dương có tính truyền cảm, đôi lúc có tiết tấu lặp đi lặp lại, mang cảm giác dễ chịu cho người nghe. Chính vì tính chất đặc trưng này nên nhạc ballad hay kết hợp cùng rất nhiều các loại hình nghệ thuật khác như ca, kịch, thơ và phim ảnh. Trải qua hơn 8 thế kỷ phát triển, ballad ngày nay đã chia ra rất nhiều nhánh phụ như pop ballad, country ballad, rock ballad, … tuy vậy dù ở trên thế giới nói chung hay Việt Nam nói riêng thì phổ biến hơn cả vẫn là nhạc pop ballad (popular-ballad).

Thập niên 2000s, cơn thoái trào được báo trước của giai điệu buồn và sự lên ngôi của nhạc Pop Ballad

Thập niên 2000s tuy là thời kỳ thăng hoa của hầu hết các dòng nhạc, ballad trữ tình lại nằm ngoài phạm vi đó, đặc biệt là những bản ballad buồn nói về tình yêu. Sự thoái trào này đã được nhìn thấy dễ dàng từ cuối thập niên 1990, khi mà nền âm nhạc thế giới bị thống trị bởi những nghệ sĩ Teen Pop.

teen-pop

Tại thị trường Âu Mỹ, những cái tên nổi trội trong khoảng thời gian đầu giai đoạn này là Britney Spears, Christina Aguilera, Backstreet Boys và đặc biệt là những chàng trai hát tình ca Westlife… Đến cuối thập niên, One Republic, Maroon 5, Jonas Brothers đã mang thời hoàng kim của các boyband trở lại. Đây cũng là viễn cảnh chung tại thị trường Châu Á, khi mà khái niệm “ca sĩ thần tượng” đã chính thức bước vào kỷ nguyên thứ hai, hay còn được biết đến như “thời đại vàng son” của mình. Quay trở lại những năm 2000, nếu như bạn không biết tới những cái tên đình đám như TVXQ, Super Junior, Kat Tun, Arashi, Châu Kiệt Luân, BoA,…thì có lẽ bạn không phải người Châu Á rồi. Còn ở thị trường khó tính Mỹ Latinh, nơi trước đó vẫn được xem là thánh địa của R&B, Hip Hop, thì Pop vẫn phát triển rất mạnh mẽ.

https://www.youtube.com/watch?v=9bxc9hbwkkw
Westlife là một trong số những tượng đài bất hủ trong làng ballad thế giới – Westlife – You Raise Me Up

Nhạc pop trong khoảng thời gian này đa phần là các giai điệu đơn giản, mạnh mẽ và bắt tai, kết hợp với phần trình diễn nghệ thuật được nâng lên một tầm cao mới, phần “nhìn” này đôi khi được đặt nặng hơn nội dung bài hát và thực lực của ca sĩ. Không phải tự nhiên nhiều nhóm nhạc bị gán với những danh xưng “bình hoa di động” bởi thay vì hát thì giờ đây họ chỉ đơn giản là nhảy nhót và nhép theo CD, thực tế đã chứng mình không có nhiều cái tên trụ lại được sau hơn 10 năm hoạt động.

Ở Việt Nam, chúng ta không thiếu những tài năng âm nhạc ghi đậm dấu ấn trong làng nhạc ballad Việt. Chúng ta có Mỹ Tâm với một loạt bản nhạc ballad nhẹ nhàng như “Ước gì”. “Hát với dòng sông”, có Thu Minh với “Mong anh về” và hoàng tử Hà Anh Tuấn cùng “Hoang mang”. Mặc dù liên tục khẳng định tên tuổi bằng những hit pop ballad đình đám những tất cả đều chỉ chọn ballad như một nét chấm phá trong rất nhiều dòng nhạc họ theo đuổi.

https://www.youtube.com/watch?v=On81-1xvt8o
“Ước Gì” – Ca khúc đã làm nên tên tuổi Mỹ Tâm

Sự hồi sinh le lói trong thập niên 2010s.

Thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI tiếp tục chứng kiến sự toàn cầu hóa và phát triển vượt bậc của công nghệ. Điều đó vô hình chung giúp cho nhạc ballad nói chung và pop ballad nói riêng tiếp cận được nhiều khán giả hơn, nhưng con số này vẫn chẳng là gì nếu đem so với Hip Hop, Rap, EDM và Dance. Pop ballad và Rock ballad là hai nhân tố chính giữ lửa cho sức nóng của nhạc ballad Âu Mỹ. Đằng sau sự khởi sắc này không thể không nhắc tới đóng góp của một loạt tên tuổi dàn sao nhí nhà Disney như Jonas Brother, Selena Gomez, Miley Cyrus, … dường như sau hơn hai thập kỷ, nhà chuột vẫn là một ông bầu mát tay trong khoản tạo nên những biểu tượng idol của thế giới. Bên cạnh đó, Taylor Swift, Adele, Justin Bieber cũng là những ngôi sao có màn đá chéo sân sang ballad cực kỳ thành công.

https://www.youtube.com/watch?v=RzhAS_GnJIc
Safe And Sound – Ca khúc được mệnh danh là bản ballad đẹp nhất của Taylor Swift

Trở lại với thị trường châu Á quen thuộc, Hàn Quốc với làn sóng hallyu thành công quét đến mọi ngõ ngách trên thế giới và trở thành người đi đầu trong tất cả mọi xu hướng âm nhạc khu vực này, đồng thời bước vào “The 3RD Generation”. Khách quan mà nói sự bành trước của âm nhạc Hàn Quốc thời gian này là cực kỳ lớn nhưng chất lượng cũng đồng thời bị đánh tụt xuống. TVXQ, BoA và một vài cái tên được bảo chứng ở thế hệ trước thì hoạt động thưa thớt, còn các ca sĩ chuyên dòng ballad như Sung Si Kyung, Beak Ji Young. Kim Tea Woo rất khó khăn trong việc tìm chỗ đứng, đơn giản vì thị trường không có nhu cầu. Ở một mức độ nào đó, họ vẫn duy trì được sức nóng của mình, nhưng nếu xét trên bình diện khả năng ảnh hưởng, thu nhập và danh tiếng thì không bằng một góc các đàn em như BTS, EXO, Twice, SNSD…, mặc dù tuổi nghề hơn gấp bội. Chính sự khó khăn này khiến cho số lượng ca sĩ ballad mới debut trong thời gian gần đây ở Hàn gần như là con số không.

Baek-Ji-Yong
Diva xứ Hàn Baek Ji Yong

Xu hướng đi lên của nhạc ballad buồn cũng xuất hiện tại Việt Nam, thậm chí còn còn có nhiều dấu hiệu khả quan hơn. Những cái tên đảm bảo chất lượng trong làng ballad Việt như Mỹ Tâm, Hà Trần, Hà Anh Tuấn, Thu Minh, Lệ Quyên vẫn còn hoạt động hăng say. Một lớp ca sĩ trẻ năng động xuất hiện với sự đầu tư bài bản và khả năng hút fan mạnh mẽ đã gần như “lột xác” hoàn toàn bộ mặt nền âm nhạc Việt Nam những năm gần đây. Chắc chắn không thể thiếu những cái tên như Phạm Hồng Phước, Tóc Tiên, Bùi Anh Tuấn, Bích Phương, Trung Quân…tuy rất ít người chọn ballad làm định hướng trung tâm nhưng các sản phẩm của họ luôn xuất hiện trong danh sách những bản nhạc pop ballad Việt hay nhất, góp phần giữ lửa cho thể loại âm nhạc này.

https://www.youtube.com/watch?v=SiDDb4zKreE
Phạm Hồng Phước và sản phẩm mới “Mưa chầm chậm thời 90s”

Rõ ràng khán giả Việt Nam rất chuộng nhạc pop và ballad.

Vậy có hay không một tương lai lai tươi sáng hơn và sự trở lại “ngai vàng” của ballad trong tương lai? Câu trả lời chắc chắn là có, bởi vì xu hướng âm nhạc là thứ luôn thay đổi. Ngày nay, chúng ta có quá nhiều lựa chọn để thưởng thức âm nhạc, từ các kênh trực tuyến, phim ảnh tới những buổi diễn đủ mọi quy mô, và khi đó, chất lượng mới là thứ quyết định vị trí của bạn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *