nguyen-khia-diem

Nguyễn Khoa Điềm – Khép lại sự nghiệp hơn 30 năm làm chính trị, giờ chỉ còn “nỗi lo văn hóa”

Người nổi tiếng
2/5 - (2 votes)

Hơn nửa đời người cống hiến cho Cách mạng, giờ đây khi đã gần 80 tuổi, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm bằng lòng với thú vui ngày ngày đọc sách, đi dạo và làm thơ của một người con xứ Huế. Để xuống gánh nặng của một người hoạt động chính trị, một tượng đài thơ ca hiện đại của nền văn học nước nhà, đối với ông bây giờ, cuộc sống chỉ đơn giản là “Chường cái mặt ra trong thơ” mà thôi.

Hành trình hơn 30 năm cống hiến cho cách mạng của người con xứ Huế

Nguyễn Khoa Điềm, tác giả của bài thơ nối tiếng “Đất nước” đã đi vào lòng nhiều thế hệ người Việt Nam, có lẽ nhiều người cũng biết, bên cạnh một kho tàng đồ sộ những vần thơ trong nền văn học nước nhà, ông còn là một nhà hoạt động chính trị không kém phần năng nổ.

nha-tho-nguyen-khoa-diem

Đôi nét tiểu sử của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm

  • Tên thật: Nguyễn Khoa Điềm (Nguyễn Hải Dương)
  • Năm sinh: 1943
  • Quê gốc: Thừa Thiên Huế
  • Sự nghiệp: Nhà thơ, nhà chính trị
  • Những chức vụ từng nắm giữ: Thứ trưởng bộ Văn hóa – Thông tin, Tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam, Bộ trường Bộ Văn hóa – Thông tin, Trưởng ban tư tưởng văn hóa Trung ương.
  • Các tác phẩm nổi tiếng: Đất nước, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Tình ca, Lời chào, Mẹ và quả,…

Sự nghiệp chính trị có thể kết thúc, nhưng con đường thơ ca vẫn còn tỏa sáng

Nguyễn Khoa Điềm từng nói “Không có cuộc chiến đấu này chưa chắc tôi làm thơ và thành nhà thơ”. Thật vậy, thơ của ông trong Cách mạng là tiêu biểu cho dòng thơ ca chống Mỹ, chính ông đã truyền cảm hứng kháng chiến cho biết bao nhiêu thế hệ thanh niên Việt Nam. Những tưởng sau khi giành độc lập và cống hiến hết mình ở thời bình, trở về với đất cố đô bình yên, ông sẽ có những năm tháng nghỉ ngơi trọn vẹn, nhưng có lẽ đây mới thực sự là một ngã rẽ mới trong sự nghiệp văn chương của Nguyễn Khoa Điềm.

nguyen-khoa-diem
Hơn nửa đời làm chính trị, đến khi về hưu ông mới thực sự trải lòng với thơ ca nhiều hơn

Cuộc sống sau khi nghỉ hưu của nhà thơ “Đất nước” đã nhiều lần được ông chia sẻ qua các bài phỏng vấn, nó cũng mộc mạc và giản dị như chính cái cách mà ông đã miêu tả về tổ quốc trong những áng thơ. Ngày ngày đi dạo, chăm sóc cây cảnh, đọc sách và làm thơ, rảnh rỗi thì tham gia những buổi tọa đàm, những sự kiện văn học và trò chuyện với người quen hay đồng nghiệp cũ, không khó để tìm thấy những tác phẩm của ông trên các trang báo. Có thể nói, Nguyễn Khoa Điềm chưa bao giờ có ý định thực sự “nghỉ hưu” đối với nghiệp thơ của mình, thậm chí nhiều người còn cho rằng đấy mới chính là giai đoạn bùng nổ thứ ba của ông, bởi vì bây giờ, thơ Nguyễn Khoa Điểm đâu chỉ nói về kháng chiến về bom đạn nữa, mà nó đã cởi mở hơn, mới lạ hơn nhiều, đúng như những gì ông đã viết trong tập thơ “Cõi lặng”:

“Thế giới thật rộng, những ngả đường độ lượng

Cho anh làm mới cuộc đời mình…”

Có hay không sự khác biệt trong nét thơ của Nguyễn Khoa Điểm sau khi nghỉ hưu?

Rời khỏi cương vị Trưởng ban tư tưởng Văn hóa Trung ương, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm vẫn cho ra mắt các tác phẩm mới, trong đó đáng chú ý nhất có lẽ là tuyển tập “Cõi Lặng” (2007) và Tuyển tập thơ 2011).

tho-nguyen-khoa-diem

Ông ưu ái gọi thời kỳ trở lại văn đàn này là “mùa trở lại vườn cũ trong tư cách một người nghỉ hưu” của bản thân. Bởi vì bây giờ, nhà thơ xứ Huế không cần phải khoác lên mình song song hai vai trò nữa, ngày trước còn tất bật với công tác ở cơ quan, rảnh rỗi ông mới làm thơ, mà có làm thì cũng phải nhìn trước nhìn sau để tránh việc bị hiểu nhầm là đang biến thơ thành “cái loa phát ngôn” cho các nhiệm vụ của mình, thành thử cái chất nghệ sĩ lại bị bó hẹp trong một khuôn khổ mang cái tên “đất nước”.

Người ta nói, bây giờ thơ Nguyễn Khoa Điềm thật lắm, gắt lắm.

Hung bạo trên mạng, trên sàn diễn, trong lớp học

Hung bạo giữa bàn nhậu, cửa sau công sở, hung bạo đường phố

Hung bạo văn chương, tố giác nặc danh

Lạng lách thời thượng và sành điệu

Tôi thương xót những nhà khoa học không đủ sức chống lại ngọn roi hung bạo

Tôi thương xót nhiều hơn cho chính nước tôi.

Nói vậy nào có sai, cái gì ông thấy bức xúc thì thẳng thắn chê, cái gì cảm thấy cần sửa thì lên tiếng uốn nắn, có nhà báo nói giờ Nguyễn Khoa Điềm chẳng sở phiền phức nữa rồi, cứ tự do với những cảm xúc của mình thôi. Có đôi khi trên báo đài, nhà thơ chẳng ngại chỉ măt gọi tên những dự án, những hiện tượng mà ông thấy cần phải chấn chỉnh. Thậm chí đứng trước những đồn đoán về sự “đổi giọng” trong chất thơ, ông vẫn mặc kệ, bởi vì với Nguyễn Khoa Điềm, văn chương phải thể hiện được nét đẹp của nội tâm, chứ không phải là đạo lý suông.

tho-nguyen-khoa-diem

Nếu bạn là người yêu thơ có dịp ghé xứ Huế, đừng ngại tìm đến trò truyện cùng Nguyễn Khoa Điềm, để nghe ông kể chuyện đời, chuyện người nghe ông phê phán những mặt tối trong xã hội này như thế nào, chắc chắn điều đó sẽ mang tới những góc nhìn mới và đầy bất ngờ.

Đất nước không phải là một bài thơ, mà là câu chuyện văn hóa.

Nếu có ai hỏi, bây giờ điều mà nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm quan tâm nhất hiện giờ là gì? Chắc chắn câu trả lời bạn nhận được là văn hóa và xây dựng nhân cách Việt. Từ những ngày còn ngồi trên cương vị cán bộ chính trị nòng cốt của Đảng, ông vẫn canh cánh chuyện bản thân còn nhiều bóc buộc, nhiều hạn chế về thời gian để chăm chút cho Hội nhà văn Việt Nam, thành thử bây giờ nhìn lại vẫn phải lắc đầu thất vọng vì tiến trình hiện đại hóa văn học nước nhà diễn ra vẫn còn đầy ngập ngừng và chậm chạp.

nguyen-khoa-diem-toa-dam-van-hoc
Nguyễn Khoa Điềm bày tỏ nỗi lo về văn hóa trong nhiều buổi hội thảo và phỏng vấn

Lật lại quá khứ, trong buổi tham luận về Văn hóa ở Huế nhiều năm trước, nhà thơ “Đất nước” từng thẳng thắn chia sẻ “nếu chúng ta còn làm văn hóa như thế này, ta còn đi xuống nữa. Kinh tế cũng không phát triển được”.

Lời nhận xét có phần gai góc và mạnh mẽ đến từ người từng nắm giữ nhiều vị trí cao trong bộ máy nhà nước, mới nghe có thể khiến nhiều người bất ngờ, nhưng ít nhiều cũng phải gật gù thừa nhận là sâu, là cay. Cái lo cho văn hóa của dân tộc không phải bây giờ mới xuất hiện trong thơ của ông, mà nó vẫn luôn ở đó, có khác chăng do sự thay đổi của từng thời kỳ, từng xã hội mà khoác lên những lớp áo khác nhau.

nguyen-khoa-diem

Văn hóa trong tư tưởng của Nguyễn Khoa Điềm không bó hẹp dưới góc nhìn của một nhà thơ đơn thuần và chỉ thể hiện dưới những câu chữ vần điệu, mà ông muốn nó được bộc lộ trên tất cả mọi phương diện của đất nước, bộc lộ trên từng người dân, từng giai cấp. Quan trọng hơn nữa, ông cực kỳ phản đối việc khiến cho văn hóa nói chung và nghệ thuật thơ ca nói riêng bị cuốn theo những giá trị của đồng tiền trong cuộc sống thời bình, ngày càng tha hóa và xói mòn. Đây cũng là những trăn trở mà Nguyễn Khoa Điềm luôn đau đáu trong lòng, và hiện tại, dù đã ở cái tuổi lẽ ra nên nghỉ ngơi tận hưởng cuộc sống, nhưng nhà thơ xứ Huế vẫn miệt mài cống hiến không ngừng nghỉ, để lưu giữ và bảo tồn những giá trị văn hóa đẹp đẽ của dân tộc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *