apple-esim

Cẩm nang hướng dẫn sử dụng esim và nano sim

Khám phá Mẹo vặt
Rate this post

Ngày nay hầu hết các điện thoại đời mới đều sử dụng eSim hoặc Nano Sim. Vậy chính xác thì hai loại sim trên là gì? Và cách sử dụng như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

eSim là gì?

eSIM là một loại SIM điện tử. Loại sim này sẽ được hàn thẳng vào bảng mạch của thiết bị di động khi sản xuất nhưng vẫn có chức năng đầy đủ như một thẻ sim điện thoại thông thường. eSim còn được biết với cái tên”sim nhúng” bản chất nó giống như một chip tích hợp được gắn trên bo mạch của điện thoại. , với diện tích siêu nhỏ.

sim

Nhờ vậy eSim sẽ không cần khay đựng sim vật lý, việc giản lược quy trình tháo lắp sim cũng tiện lợi. Nó có thể mang tới rất nhiều lợi ích cho nhà sản xuất lẫn người dùng. Năm 2017, Iphone chính thức tuyên bố sẽ hỗ trợ eSim, điều đó đã thúc đẩy sự phổ biến của công nghệ này hơn nữa.

Các đặc điểm khác

  • eSim có thể tích hợp nhiều số thuê bao (tầm khoảng 05 thuê bao) Không giới hạn loại nhà mạng. Nhưng khi sử dụng, người dùng chỉ có thể mở một số. Tức là khi bạn Turn On eSim thì chỉ được chọn On loại sóng của một trong 05 thuê bao đó. 04 Số còn lại phải tắt đi. Tức là về cơ bản trong tay bạn vẫn là một chiếc điện thoại 02 sim 02 sóng.
  • Bởi vì là một phiên bản được hắn chết luôn vào bảng mạch chính, nên chỉ có những thiết bị nào có hỗ trợ eSIM. (Từ khi sản xuất đã gắn vào máy) thì mới được hỗ trợ. Chúng ta sẽ nói qua về các dòng máy hỗ trợ loại sim này ở phần tiếp theo của bài viết.
  • eSIM không thể lưu danh bạ. Nếu có nhu cầu hãy lưu vào bộ nhớ điện thoại hoặc gmail, google drive nhé!

Những lợi ích của eSim

Sau khi tìm hiểu eSim là sim gì, chúng ta hãy cùng nhìn qua những điểm nối bật của nó. Dưới đây là những điểm cộng khiến eSim trở thành “con cưng” của các dòng điện thoại mới.

Đối với nhà mạng

  • Tiết kiệm thời gian, chuyển đổi gói cước, dịch vụ, thay đổi thông tin. Tích hợp đầu số mới cực kì nhanh gọn.
  • Hỗ trợ thao tác từ xa
  • Quản lý thông tin đăng ký, thay đổi thông tin mà không cần nhiều giấy tờ thủ tục

Đối với Nhà sản xuất điện thoại

  • Tiết kiệm diện tích bảng mạch
  • Tăng cường diện tích tích hợp thêm pin, cảm biến, và một số các linh kiện khác, tối ưu hóa hiệu năng và chất lượng phần cứng
  • Giảm nhiệt lượng tỏa ra từ điện thoại, chống hao mòn pin
  • Tiết kiệm chi phí sản xuất

Đối với người dùng điện thoại

  • Với người dùng thường xuyên di chuyển, đi du lịch nước ngoài, eSim có thể thêm gói cước mạng tại quốc gia bạn đang du lịch mà không cần tháo lắp sim đang sử dụng sẵn. Điều này sẽ giúp bạn tránh được việc cái sim cũ bị “đơ” sau khi về nước.
  • Giữ được liên lạc với danh bạ hiện tại mà không cần thay sim.
  • Chuyển nhà mạng, thay đổi thông tin, thêm gói cước khuyến mãi mà không cần đổi sim

Khuyết điểm của eSim

Công bằng mà nói thì eSim chẳng có bất kỳ khuyết điểm nào. Nếu có chăng thì chỉ có một vấn đề là loại công nghệ này chưa được phổ biến rộng rãi. Hiện chỉ có rất ít dòng máy tích hợp sẵn eSim. Dĩ nhiên cũng toàn là cái tên cao cấp. Tại Việt Nam, bạn cũng có thể sử dụng eSim như thường. Nếu như chiếc smartphone của bạn có tích hợp. Như các bạn thấy trên ảnh thì thậm chí ở các quốc gia phát triển cũng có rất ít nhà mạng hỗ trợ loại sim này.

nha-mang-the-gioi

eSim Apple là gì?

Đây là cách gọi chung của các eSim được tích hợp trên điện thoại của trái táo. Hiện có ba dòng máy được tích hợp công nghệ này lần lượt là iPhone XS, XS Max và XR. Yêu cầu hệ điều hành IOS 12.1 trở lên. Tương tự, nếu bạn bắt gặp những định nghĩa như eSim trên iPhone là gì hay eSim Apple là gì thì đó đều chỉ là cách gọi chung thôi.

esim-apple

Bên cạnh đó, mới đây Apple cũng đã bổ sung eSim trên Apple Watch, như một nước đi táo bạo nhằm tăng tính đồng bộ và kết nối giữa các thiết bị của mình. /bởi vậy nên mới có nhiều người thắc mắc sự khác nhau giữa loại eSim thông thường và Apple Watch esim là gì. Đáp án là chẳng có gì khác cả. Trong tương lai gần việc nó được gắn vào Macbook là chuyện hoàn toàn có khả năng.

Làm sao để biết thiết bị của mình có hỗ trợ eSIM?

Một thực tế khá phũ phàng là Iphone Lock sẽ không có eSim, để kiểm tra thiết bị của mình có được hỗ trợ tính năng này không thì bạn làm theo các bước dưới đây:

  • Trên iPhone XS, XS Max hay iPhone XR, bạn hãy vào phần Cài đặt 
  • Tiếp đến kiểm tra >>> Di động >>> có mục Thêm gói cước di động là có thể sử dụng eSIM nhé!

Chi phí cho mỗi lần đăng ký

Phí cấp đổi SIM thường là 25.000/lần/thuê bao. Trường hợp các bạn muốn hòa mạng mới hoặc chuyển đổi loại hình thuê bao để muốn cấp eSIM thì phí sẽ áp dụng theo biểu phí nhà mạng hiện hành. Thường là như một thuê bao mới đăng ký. Hồ sơ bao gồm chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước, hộ chiếu vẫn còn thời hạn sử dụng. Với các nhà mạng như Vinaphone và Viettel thì eSim đều hỗ trợ ổn định nhé!

Lưu ý cách kích hoạt và cài đặt

Cách kích hoạt và cài đặt

esim-tren-iphone
  • eSim được kích hoạt bằng QR Code. Khi mua một thuê bao mới. Bạn sẽ được cấp một mã QR-Code và tiến hành cài đặt theo hướng dẫn sử dụng.
  • Mã QR này phải giữ lại bởi sau này nếu cần kích hoạt lại thì bạn phải quét lại mã, mã này không thay đổi và cũng không có valid date.
  • Trong thường hợp làm mất mã QR, bạn sẽ phải ra cửa hàng nhờ nhân viên cấp lại mã mới và cài đặt từ đầu.

Nano sim là gì?

Đây là dòng sim ra đời từ thời iPhone 5. Hầu hết tất cả các smartphone hiện hành đều đang sử dụng Nano Sim. Điểm khác biệt duy nhất của nó đối với các dòng sim cũ là kích thước. Nano sim nhỏ hơn Micro SIM khoảng 40% tổng diện tích. Vì giảm tải được diện tích nên so với Micro sim và Sim SD thông thường, hiệu năng của nó cũng tốt hơn hẳn. Có thể nhường chỗ cho các linh kiện khác và giảm tải nhiệt tỏa ra

sim

Điểm khác biệt giữa eSim và Nano Sim là gì?

  • Đáp án đầu tiên chính là kích thước, dù Nano sim khá nhỏ, nhưng eSim còn có kích thước ưu việt hơn nhiều, bởi nó được thiết kế để gắn vào bo mạch chủ.
  • Tiếp theo là công năng, Nano chỉ gắn được với một số thuê bao, còn với eSim thì là 05.
  • Về mức độ tản nhiệt, Esim cũng chiếm ưu thế hơn
  • Cuối cùng là cách thức sử dụng. Nano Sim vẫn yêu cầu tháo lắp rời, trong trường hợp cần thiết thì có thể gắn vào vỏ sim của Micro và SD mà vẫn dùng tốt. Nhưng eSim mặc định hàn cứng vào bo mạch như một bộ phận của phần cứng.

Kết luận

Vậy là bạn đã hiểu được khái niệm cơ bản của hai dòng sim hiện hành rồi đúng không? Trong tương lai xa, có thể chúng ta sẽ dần dần chuyển đổi toàn bộ công nghệ quản lý sim và thuê bao sang eSim bởi tính tiện dụng của nó. Tuy nhiên đây vẫn còn là bài toán khá xa xôi. Khi mà điều này ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của các nhà mạng thông qua việc phát hành sim vật lý. Đồng thời cũng gây ra một số phát sinh cần giải quyết về việc lưu trữ và quản lý thông tin người dùng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *